Gạch Granite là một loại vật liệu xây dựng cao cấp, được sản xuất từ các nguyên liệu chất lượng và quy trình sản xuất hiện đại. Với độ bền cao, khả năng chống thấm và chống trượt tốt, gạch Granite đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên, để hiểu rõ về gạch Granite, chúng ta cần tìm hiểu về quy trình sản xuất, cách nhận biết và ưu, nhược điểm của loại gạch này.
Quy trình sản xuất gạch granite
Gạch Granite là một loại vật liệu xây dựng cao cấp, được sản xuất từ các nguyên liệu chất lượng và quy trình sản xuất hiện đại. Dưới đây là quy trình sản xuất gạch Granite:
Bước 1: Trộn nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất gạch granite bao gồm: 70% bột đá và 30% đất sét cùng một số phụ gia khác. Sau khi được trộn đều sẽ được đưa vào máy nghiền bi ướt để nghiền mịn. Kế đó, hỗn hợp này sẽ được trộn thêm bột màu để tạo màu, sau đó được chuyển vào bể chứa để khuấy, đảo liên tục giúp hồ không bị vón cục. Cuối cùng, hồ được đưa lên tháp sấy để tạo thành bột khô chuẩn bị cho quá trình ép gạch.
Nguyên liệu sản xuất gạch granite bao gồm 70% bột đá và 30% đất sét cùng một số phụ gia khác.
Bước 2: Ép gạch tạo hình
Trong quy trình sản xuất gạch ốp lát, bột khô sẽ được băng chuyền chuyển đến khu vực máy ép. Sau khi đưa bột vào khuôn ép, máy ép thủy lực sẽ ép một lực tối đa khoảng 2500 tấn.
Bước 3: Sấy khô và trang trí
Sau khi gạch được tách rời khỏi khuôn ép sẽ được vệ sinh bụi bẩn và đưa vào trong lò sấy khô. Kế đó, gạch được mài bóng và trang trí hoa văn bằng các công nghệ hiện đại như in lụa, in kỹ thuật số…
Gạch sẽ được sấy khô sau khi ép
Bước 4: Nung gạch
Tại lò nung, gạch sẽ được nung ở nhiệt độ trên 1200 độ C để tạo thành gạch Granite thành phẩm đạt chất lượng tốt.
Bước 5: Đóng gói và phân phối
Những viên gạch Granite đạt chuẩn sẽ được đóng gói và dán tem nhãn. Kết thúc quy trình sản xuất gạch ốp lát. Sau đó, gạch sẽ được phân phối đến tay người tiêu dùng.
Tham khảo các mẫu gạch granite cho từng không gian TẠI ĐÂY
Cách Nhận Biết Gạch Granite
Gạch Granite có một số đặc điểm nhận biết sau:
- Độ nhẵn trên bề mặt do được mài bóng
- Chất liệu gạch đồng nhất từ trên xuống dưới đáy
- Mẫu mã gạch thường đơn giản, tự nhiên và có ít họa tiết
- Gạch Granite thường có trọng lượng lớn nên khi cầm sẽ có cảm giác nặng hơn các loại gạch khác
- Đặc biệt, phần xương gạch sẽ không xuất hiện những lỗ nhỏ li ti như gạch Ceramic
Ưu, Nhược Điểm Của Gạch Granite
Gạch Granite sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Không bị bong tróc: Do gạch được mài bóng chứ không phải được phủ men nên sẽ không bị bong tróc trước tác động từ bên ngoài
- Bền chắc và chịu lực tốt: Gạch được ép chặt nên có kết cấu chắc chắn, chịu được áp lực cao. Granite cũng chống thấm và chống trượt tốt
- Độ bền màu cao: Bột màu được trộn chung với cốt liệu nên màu gạch tương đối bền, không dễ phai theo thời gian
Gạch granite có xương gạch cứng cáp, chắc chắn cùng khả năng chông thấm nước giúp giữ cho công trình được bên đâu
Tuy nhiên, gạch Granite cũng có một số nhược điểm như:
- Gạch Granite có thể xuất hiện hiện tượng “đổ mồ hôi” vào mùa nồm do phần xương gạch được ép chặt, hạn chế tối đa lỗ hổng để chống thấm nước
- Gạch Granite có giá thành khá cao
- Gạch chủ yếu có kích thước vừa và lớn nên chỉ phù hợp với những nơi có diện tích lớn
Trên đây là quy trình sản xuất gạch granite đạt tiêu chuẩn, hy vọng sẽ cung cấp được thêm thông tin cho bạn.
ĐẠI LÝ BIG HOUSE
Hotline: 0981.243.499