Gạch granite và ceramic loại nào tốt hơn? | Giải đáp chi tiết

29/11/2024

Gạch granite và gạch ceramic là hai loại gạch được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên mỗi loại sẽ có thành phần nguyên liệu và quy trình sản xuất khác nhau dẫn tới chất liệu gạch cũng bị ảnh ảnh. Vậy gạch ceramic khác gạch granite như thế nào? Cùng tìm hiểu các tiêu chí so sánh gạch ceramic và granite trong bài viết này để biết được gạch granite và ceramic loại nào tốt hơn nhé.

Nguyên liệu sản xuất

Trước hết, để phân biệt được gạch granite và ceramic loại nào tốt hơn thì yếu tố nguyên liệu đầu vào cần phải được ưu tiên.

Gạch ceramic được sản xuất từ hỗn hợp gồm 70% đất sét và 30% bột đá, thêm các phụ gia khác. Do tỷ lệ đất sét cao, xương gạch ceramic có đặc tính mềm và nhẹ, dễ tạo hình. Điều này giúp giảm trọng lượng gạch, phù hợp với các công trình yêu cầu tải trọng nhẹ.

Ngược lại, gạch granite có thành phần chủ yếu là 70% bột đá và 30% đất sét. Với thành phần bột đá cao, gạch granite có độ cứng vượt trội, khả năng chịu lực tốt và chống thấm hiệu quả. Điều này giúp gạch granite bền bỉ và thích hợp cho các công trình yêu cầu chất lượng cao hơn.

Gạch granite và ceramic có tỷ lệ và thành phần cốt liệu khác nhau

Gạch granite và ceramic có tỷ lệ và thành phần cốt liệu khác nhau

Quy trình sản xuất

Các bước tiến hành sản xuất gạch granite và ceramic cũng khá khác nhau, trong đó:

Gạch ceramic có quy trình sản xuất tương đối đơn giản, bao gồm các bước: tạo hình xương gạch => tráng men => in lụa hoa văn => nung ở nhiệt độ thấp hơn so với gạch granite, thường dưới 1.200°C. Phương pháp này tạo ra gạch có bề mặt đẹp mắt nhưng lớp men phủ dễ bong tróc hoặc phai màu theo thời gian sử dụng.

Trong khi đó, gạch granite được sản xuất với quy trình phức tạp hơn: nghiền mịn cốt liệu => pha màu trực tiếp vào hỗn hợp => sấy khô => ép và nén chặt => nung ở nhiệt độ cao từ 1.200 – 1.250°C. Quá trình này tạo ra gạch có kết cấu đồng nhất từ đáy đến bề mặt, mang lại độ cứng và độ bền vượt trội.

Độ hút nước

Trải qua quá trình chọn lọc nguyên liệu đầu vào và quá trình sản xuất khác nhau, chắc chắn độ hút nước của mỗi loại gạch cũng khác nhau.

Gạch ceramic có độ hút nước tương đối cao > 0,5% đối với gạch lát nền và > 3% với gạch ốp tường. Đặc tính này khiến gạch dễ thấm nước, dẫn đến hiện tượng nấm mốc hoặc giảm tuổi thọ khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt.

Ngược lại, gạch granite có độ hút nước rất thấp, < 0,5%, giúp chống thấm hiệu quả. Điều này làm cho gạch granite phù hợp với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao như nhà tắm, sân vườn, hoặc không gian ngoại thất.

Độ hút nước của gạch granite thấp hơn gạch ceramic

Độ hút nước của gạch granite thấp hơn gạch ceramic

Chất lượng và độ bền

Xương gạch ceramic làm từ đất sét có độ cứng vừa phải và khả năng chịu lực ở mức trung bình. Sau thời gian sử dụng, lớp men phủ trên bề mặt dễ phai màu hoặc xuất hiện tình trạng loang lổ. Xương gạch mỏng cũng dễ nứt vỡ khi chịu lực tác động mạnh.

Trong khi đó, gạch granite có xương gạch dày, kết cấu nén chặt, khả năng chịu lực cao và ít bị nứt vỡ. Nhờ màu sắc được pha trực tiếp vào cốt liệu, gạch giữ được độ bền màu lâu dài. Tính chất này giúp gạch granite có tuổi thọ cao hơn nhiều so với gạch ceramic, đặc biệt trong môi trường khắc nghiệt.

Trọng lượng gạch

Gạch ceramic có xương gạch mỏng, trọng lượng nhẹ, ít gây áp lực lên kết cấu công trình. Nhờ đặc tính này, gạch ceramic thường được sử dụng cho tường mỏng hoặc những công trình yêu cầu tải trọng thấp.

Ngược lại, gạch granite có xương gạch dày và nặng hơn đáng kể. Khối lượng lớn của gạch granite tạo áp lực lên nền móng và kết cấu công trình, nên loại gạch này phù hợp với những công trình kiên cố hoặc cần chịu tải trọng cao.

Giá thành sản phẩm

Do quy trình sản xuất đơn giản và thành phần nguyên liệu phổ thông, gạch ceramic có giá thành thấp, phù hợp với các công trình tiết kiệm chi phí.

Còn gạch granite có quy trình sản xuất phức tạp hơn, thành phần bột đá chiếm tỷ lệ cao và đòi hỏi nhiệt độ nung cao hơn. Bởi vậy dẫn đến chi phí sản xuất lớn. Vì vậy, giá thành gạch granite cao hơn nhiều so với gạch ceramic.

Ứng dụng

Gạch ceramic thường được ứng dụng trong các công trình bình dân. Hoặc những khu vực có diện tích nhỏ như nhà vệ sinh, khu vực ngoài trời hoặc các phòng nội thất. Xương gạch mỏng giúp dễ dàng thi công.

Gạch granite thường được sử dụng trong các công trình cao cấp, không gian rộng lớn như phòng khách, đại sảnh, trung tâm thương mại. Loại gạch này cũng thích hợp cho cả nội thất và ngoại thất nhờ khả năng chống thấm và chống mài mòn vượt trội.

Cả hai dòng gạch đều có ứng dụng đa dạng trong nhiều công trình

Cả hai dòng gạch đều có ứng dụng đa dạng trong nhiều công trình

Kết luận

Gạch granite có chất lượng vượt trội hơn về độ bền, khả năng chịu lực, chống thấm và giữ được thẩm mỹ lâu dài. Tuy nhiên, gạch ceramic vẫn là lựa chọn hợp lý cho các công trình dân dụng, bình dân với ngân sách thấp hoặc yêu cầu thi công nhẹ nhàng.

Qua những thông tin cụ thể trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi gạch granite và ceramic loại nào tốt hơn. Tùy vào mục đích sử dụng và ngân sách thi công mà quý khách hàng có thể lựa chọn được những sản phẩm thích hợp nhất. Để chọn mua được gạch granite chất lượng, chính hãng, tới trực tiếp showroom Big House tại số 97 Hoàng Quốc Việt. Hoặc liên hệ theo số 0869.559.495 để được tư vấn cụ thể.

=> Xem thêm: Cập nhật kích thước gạch bông gió thông dụng nhất hiện nay

ĐẠI LÝ BIG HOUSE
Hotline: 0981.243.499
dang ky

Ý kiến bạn đọc